Nguyên lý lọc của lọc túi vải 
 Nguyên lý lọc bụi của vải trong xử lý khí thải như sau: cho không khí lẫn bụi đi qua 1 tấm vải lọc, ban đầu các hạt bụi lớn hơn khe giữa các sợi vải sẽ bị giữ lại trên bề mặt vải theo nguyên lý rây, các hạt nhỏ hơn bám dính trên bề mặt sợi vải lọc do va chạm, lực hấp dẫn và lực hút tĩnh điện, dần dần lớp bụi thu được dày lên tạo thành lớp màng trợ lọc, lớp màng này giữ được cả các hạt bụi có kích thước rất nhỏ. Hiệu quả lọc đạt tới 99,8% và lọc được cả các hạt rất nhỏ là nhờ có lớp trợ lọc. Sau 1 khoảng thời gian lớp bụi sẽ rất dày làm sức cản của màng lọc quá lớn, ta phải ngưng cho khí thải đi qua và tiến hành loại bỏ lớp bụi bám trên mặt vải. Thao tác này được gọi là hoàn nguyên khả năng lọc.
Vải lọc có thể là vải dệt hay vải không dệt, hay hỗn hợp cả 2 loại. Nó thường được làm bằng sợi tổng hợp để ít bị ngấm hơi ẩm và bền chắc. Chiều dày vải lọc càng cao thì hiệu quả lọc càng lớn.
Loại vải dệt thường dùng các loại sợi có độ xe thấp, đường kính sợi lớn, dệt với chỉ số cao theo kiểu dệt đơn. Chiều dày tấm vải thường trong khoảng 0,3mm. Trọng lượng khoảng 300~500 g/m2.
Loại vải không dệt thường làm từ sợi len hay bông thô. Người ta trải sợi thành các màng mỏng và đưa qua máy định hình để tạo ra các tấm vải thô có chiều dày 3~5mm.
Loại vải hỗn hợp là loại vải dệt, sau đó được xử lý bề mặt bằng keo hay sợi bông mịn. Đây là loại vải nhập ngoại thông dụng hiện nay. Chúng có chiều dày 1,2~5mm.
Vải lọc thường được may thành túi lọc hình tròn đường kính D = 125~250 mm hay lớn hơn và có chiều dài 1,5 đến 2 m. Cũng có khi may thành hình hộp chữ nhật có chiều rộng b = 20~60mm; Dài l = 0,6~2m. Trong một thiết bị có thể có hàng chục tới hàng trăm túi lọc.
Với túi lọc tròn – dài, người ta thường may kín một đầu túi, đầu kia để trống. Khi làm việc, đầu để trống được liên kết với cổ dẫn khí lọc vào túi trên mặt sàng phân cách của buồng lọc bụi. Khi cho không khí trước khi lọc đi vào trong túi qua cổ, dòng khí đi xuyên qua túi vải ra khoang khí sạch và thoát ra ngoài. Chiều đi này sẽ làm túi vải tự căng ra thành bề mặt lọc hình trụ tròn. Với sơ đồ này, miệng túi nối với mặt sàng thường được quay xuống phía dưới để tháo bụi ra khỏi túi khi làm sạch mặt vải.
Khi cho không khí đi theo chiều từ bên ngoài vào bên trong túi, trong túi phải có khung căng túi làm từ kim loại để túi không bị xẹp lại khi làm việc. Với sơ đồ này, miệng túi nối với mặt sàng thường được quay lên phía trên.
Với túi lọc hình hộp chữ nhật, chỉ có một sơ đồ là cho không khí đi từ bên ngoài vào bên trong túi, và bên trong túi buộc phải có khung căng túi vải.
Khoảng cách giữa các túi chọn từ 30 ~ 100mm.
Việc hoàn nguyên bề mặt lọc có thể tiến hành sau khi ngừng cho không khí đi qua thiết bị và làm sạch bụi trên mặt vải bằng 2 cách:
- Rung rũ bằng cơ khí nhờ một cơ cấu đặc biệt.
- Thổi ngược lại bằng khí nén hay không khí sạch.
Vì có đặc điểm là chu kỳ làm việc gián đoạn xen kẽ với chu kỳ hoàn nguyên nên thiết bị này bao giờ cũng có hai hay nhiều ngăn (hay nhiều block trong cùng 1 ngăn) để có thể ngừng làm việc từng ngăn (hay từng block) mà rũ bụi. Tải trọng không khí của vải lọc thông thường là 150~200 m/h . trở lực của thiết bị khoảng 120~150 kg/m2 . Chu kỳ rũ bụi là 2~3 h.
Tính toán sơ bộ thiết bị như sau:
Tổng diện tích túi lọc bụi yêu cầu: F = Q/(150~180)(m2)
Diện tích của 1 túi:
Túi tròn: f = p x D x I(m2)
Túi hộp chữ nhật: f = 2 x (a + b) x l (m2)
Số túi trong 1 ngăn lọc: n = F/f (lấy tròn)/ (túi).
Với:
Q – Lưu lượng khí thải cần lọc (m3/h)
D – Đường kính túi lọc hình trụ tròn (m)
a; b; l – Chiều rộng, chiều dày và chiều dài túi hộp chữ nhất (m)
Thông tin chi tiết xin liên hệ:

Điện thoại: Mr Hiền 0985025566
Yahoo: vanhienmt

xử lý khí thải

      Công ty TNHH Công nghệ Nhiệt đới là đơn vị chuyên hoạt động trong lĩnh vực xử lý khí thải công nghiệp. Với đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm trong tính toán, chế tạo, lắp đặt, hướng dẫn vận hành các công trình.
Khí thải công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm chính cho môi trường không khí của chúng ta đang sinh sống, việc xử lý khí thải đã được các ngành các cấp rất quan tâm. Nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, các công nghệ của nước ngoài chí phí tương đối cao, gây khó khăn cho các doanh nghiệp.
Trước những vấn đề đó và nhu cầu cấp thiết của các cơ sở có phát sinh khí thải, cần có những hệ thống với công nghệ hiện đại, hiệu suất xử lý cao và chi phí hợp lý. Công ty TNHH công nghệ Môi trường nhiệt đới đã đầu tư chuyên sâu vào nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ mới vào xử lý khí thải.
Công ty TNHH Công nghệ Môi trường nhiệt đới xin giới thiệu với quý khách hàng một số công nghệ xử lý khí thải:
Xử lý khí thài lò hơi bằng tháp hấp phụ
Lọc bụi túi vải
- Lọc bụi cartridge
- Cyclone tách bụi
- Hệ thống thông gió
Ngoài ra Công ty còn cung cấp:
- Dịch vụ tư vấn các thủ tục về môi trường như: ĐTM, Cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, giấy phép khai thác và sử dụng nước, giấy phép xả thải vào nguồn nước, quan trắc và lập báo cáo hiện trạng môi trường định kỳ hàng năm,….
- Các vật tư, thiết bị xử lý khí thải, nước thải, nước cấp: đệm Ceramic, than hoạt tính, PAC, PAM, vật liệu lọc,…..;

CÔNG TY CHÚNG TÔI SẴN SÀNG TƯ VẤN VÀ THIẾT KẾ CHẾ TẠO THEO NHU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG.

Tiêu chuẩn khí thải lò hơi | xử lý khí thải


        Nền kinh tế công nghiệp của nước Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ là một điều đáng mừng nhưng tồn tại song song với sự phát triển đó là mức độ cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Nó gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Để kìm chế sự gia tăng ô nhiễm Chính Phủ đã có những biện pháp bắt buộc xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các nhà máy sản xuất sử dụng lò hơi đốt bằng củi, đốt bằng than đá, bằng dầu FO..vì lượng khí thải của các lò hơi này không đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường

 ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÓI THẢI LÒ HƠI

          Lò hơi là nguồn cung cấp nhiệt cho các thiết bị công nghệ qua môi chất dẫn nhiệt là hơi nước cao áp. Lò hơi có thể được cấp nhiệt từ nhiều nguồn khác nhau, hiện nay người ta thường dùng ba loại nhiên liệu đốt lò chính là gỗ củi, than đá hoặc dầu F.O. Đặc điểm khói thải của các loại lò hơi khác nhau, tùy theo loại nhiên liệu sử dụng.
1.Đặc điểm khói thải lò hơi đốt củi
          Dòng khí thải ra ở ống khói có nhiệt độ vẫn còn cao khoảng 120 ~ 1500C, phụ thuộc nhiều vào cấu tạo lò. Thành phần của khói thải bao gồm các sản phẩm cháy của củi, chủ yếu là các khí CO2, CO, N2, kèm theo một ít các chất bốc trong củi không kịp cháy hết, oxy dư và tro bụi bay theo dòng khí.
          Khi đốt củi, thành phần các chất trong khí thải thay đổi tùy theo loại củi, tuy vậy lượng khí thải sinh ra là tương đối ổn định. Để tính toán ta có thể dùng trị số VT20 = 4,23 m3/kg , nghĩa là khi đốt 1 kg củi sẽ sinh ra 4,23 m3 khí thải ở nhiệt độ 200C.
         Lượng bụi tro có trong khói thải chính là một phần của lượng không cháy hết và lượng tạp chất không cháy có trong củi, lượng tạp chất này thường chiếm tỷ lệ 1% trọng lượng củi khô. Bụi trong khói thải lò hơi đốt củi có kích thước hạt từ 500μm tớ 0,1μm, nồng độ dao động trong khoảng từ 200-500 mg/m3.
2. Đặc điểm khói thải lò hơi đốt than đá
         Khí thải của lò hơi đốt than chủ yếu mang theo khói, tro bụi, CO2, CO, SO2 , SO3 và NOx do thành phần hoá chất có trong than kết hợp với ôxy trong quá trình cháy tạo nên. Hàm lượng lưu huỳnh trong than ≅ 0,5% nên trong khí thải có SO2 với nồng độ khoảng 1.333 mg/m3. Lượng khí thải phụ thuộc vào mỗi loại than, với than An-tra-xít Quảng Ninh lượng khí thải khi đốt 1 kg than là V020 ≈ 7,5 m3/kg.
3. Đặc điểm khói thải lò hơi đốt dầu F.O
        - Trong khí thải của lò hơi đốt dầu F.O người ta thường thấy có các chất sau: CO2, CO, NOx, SO2, SO3 và hơi nước, ngoài ra còn có một hàm lượng nhỏ tro và các hạt tro rất nhỏ trộn lẫn với dầu cháy không hết tồn tại dưới dạng son khí mà ta thường gọi là mồ hóng.
      Tải lượng ô nhiễm của dầu F.O :
       - Lượng khí thải : Lượng khí thải khi đốt dầu F.O ít thay đổi.Nhu cầu không khí cần cấp cho đốt cháy hết 1 kg dầu F.O là V020 = 10,6 m3/kg.
       Lượng khí thải sinh ra khi đốt hết 1 kg dầu F.O là : Vc20 ≈ 11,5 m3/kg ≈ 13,8 kg khí thải/ 1kg dầu.

• QUY CHUẨN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM LÒ HƠI

         Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp QCVN 19-2009/BTNMT:
TT
Thông số
Nồng độ C (mg/Nm3)
A
B
1
Bụi tổng
400
200
2
Bụi chứa silic
50
50
3
Amoniac và các hợp chất amoni
76
50
4
Antimon và hợp chất, tính theo Sb
20
10
5
Asen và các hợp chất, tính theo As
20
10
6
Cadmi và hợp chất, tính theo Cd
20
5
7
Chì và hợp chất, tính theo Pb
10
5
8
Cacbon oxit, CO
1000
1000
9
Clo
32
10
10
Đồng và hợp chất, tính theo Cu
20
10
11
Kẽm và hợp chất, tính theo Zn
30
30
12
Axit clohydric, HCl
200
50
13
Flo, HF, hoặc các hợp chất vô cơ của Flo, tính theo HF
50
20
14
Hydro sunphua, H2S
7,5
7,5
15
Lưu huỳnh đioxit, SO2
1500
500
16
Nitơ oxit, NO(tính theo NO2)
1000
850
17
Nitơ oxit, NOx (cơ sở sản xuất hóa chất), tính theo NO2
2000
1000
18
Hơi H2SO4 hoặc SO3, tính theo SO3
100
50
19
Hơi HNO3 (các nguồn khác), tính theo NO2
1000
500
     Quý doanh nghiệp đã có những phương án và cách giải quyết để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm do khói thải nồi hơi đem lại nhưng chưa có chưa hiệu quả hay hiệu quả đem lại chưa cao hoặc có đem lại hiệu quản nhưng chi phí bỏ ra rất nhiều….

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để dược tư vấn miễn phí

Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Nhiệt Đới
ĐC: 168 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
ĐT: Mr Hiền 0985 025 566